Quảng cáo

Sau điều thần kỳ HCV Olympic, buồn nhiều hơn vui!

Thái Quốc Việt Thái Quốc Việt
Thứ bảy, 31/07/2021 07:20 AM (GMT+7)

Câu chuyện mang tên "sự kế thừa" vẫn luôn là một bài toán khó với thể thao Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.

Sau kỳ tích của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở Olympic 2016, đoàn thể thao Việt Nam đã sớm phải chấp nhận cảnh cay đắng ở ngay kỳ Olympic tiếp theo. Đây là một kết quả buồn, nhưng không hề bất ngờ bởi nó phản ánh đúng năng lực chuẩn bị và trình độ của các VĐV Việt Nam.

Thất bại phản ánh đúng trình độ và năng lực chuẩn bị

Chuẩn bị cho Thế vận hội 2021, chỉ tiêu của đoàn thể thao Việt Nam cho Olympic Tokyo là giành 20 suất tham dự, thấp hơn con số 23 ở Olympic 2016. Điều này có nghĩa rằng ngành thể thao cũng đánh giá thành công của Việt Nam ở Olympic Rio 2016 là trên tầm thực lực vốn có của chúng ta.

Nếu xét về mặt con số, đoàn Việt Nam năm nay với chỉ 18 VĐV đến Tokyo là một bước thụt lùi và với tình hình hiện tại, việc tái lập thành tích như của Hoàng Xuân Vinh mang lại hồi năm 2016 là một nhiệm vụ khó có thể thực hiện.

xa-thu-honag-xuan-vinh
Hoàng Xuân Vinh giành HCV Olympic 2016 được xem là "điều không tưởng"

Thực tế cho thấy rằng, những tổn thất về dịch bệnh không phải lý do duy nhất khiến số vận động viên tham dự Thế vận hội của Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng.

Nên nhớ, trước thềm Olympic 2021 khoảng 3 tháng thì Việt Nam có chưa nổi 10 suất trực tiếp đến đấu trường thế giới. Hầu hết những VĐV nhận vé đến Tokyo từ khoảng thời gian đó đến trước ngày khai mạc diễn ra cũng chỉ đạt chuẩn B Olympic và đến theo diện được mời tham gia, chứ không có suất chính thức (chuẩn A).

Chỉ có Nguyễn Huy Hoàng chính thức đến Thế vận hội với 2 suất chuẩn A, còn Ánh Viên đi "ké" nhờ chính sách nếu một quốc gia có bao nhiêu suất dành cho nam, thì nữ cũng được nhận bấy nhiêu suất. Còn nhớ vào năm 2016, Ánh Viên cũng giúp đàn anh Hoàng Quý Phước đi "ké" đến Olympic Rio nhờ chính sách này.

Thực tế đã cho thấy rõ, toàn bộ những "tấm vé mời" dự Olympic 2021 của đoàn Việt Nam đều thi đấu dưới sự kỳ vọng.

Nói vậy để thấy, chính sách "mở cửa" của Olympic 2021 cho các VĐV dễ dàng tham dự Thế vận hội đã vô tình đẩy Việt Nam vào một thế khó, rằng năng lực của các VĐV chúng ta phải thành thực mà nói là chưa đủ để cạnh tranh với các nước bạn.

Và rõ ràng, tấm HCV Olympic 2016 của Hoàng Xuân Vinh sẽ là một kỷ niệm rất đẹp với NHM cũng như là nền thể thao nước nhà. Tuy nhiên, bao lâu nữa thì một "câu chuyện cổ tích" như vậy sẽ lại đến với thể thao Việt Nam thì vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Câu chuyện mang tên "kế thừa"

Cũng gặp khó khăn không ít do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã có thành tích ấn tượng tại Olympic Tokyo. Điều này chắc chắn khiến đoàn thể thao Việt Nam càng thêm áp lực.

Trả lời truyền thông, ông Trần Đức Phấn - trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo - nói: "Các VĐV giành kết quả chưa tốt và kể cả các VĐV có kết quả thi đấu tốt sẽ phải rút ra bài học để sau này thi đấu tốt hơn hoặc truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ sau.

Do khoảng cách giữa VĐV Việt Nam với đấu trường thế giới còn xa, chỉ có một số ít VĐV của chúng ta có thể dần tiếp cận được".

Đến lúc này, khi nhà vô địch Olympic 2016 Hoàng Xuân Vinh hay tay vợt cầu lông huyền thoại Tiến Minh hầu như sẽ chỉ chuyên tâm vào công việc quản lý và huấn luyện, thì dĩ nhiên, bài toán khó mang tên "sự kế thừa" nên được giải quyết một cách nhanh chóng.

61049ab6b3e22
Quách Thị Lan (bìa trái) sẽ là niềm hi vọng cuối cùng của Olympic Việt Nam tại Tokyo 2021.

Cách đầu tư của thể thao Việt Nam hiện nay là đầu tư trọng điểm, tức là ở những môn mũi nhọn, chúng ta tìm ra các nhân tố thực sự nổi trội và đầu tư tập trung vào nhóm này.

Vấn đề là bây giờ, khi những ngôi sao của thể thao nước nhà đã chuẩn bị kết thúc sự nghiệp đỉnh cao, những nhân tố nổi trội để nối tiếp họ chưa có dấu hiệu gì là sẽ được trình làng trong thời gian tới.

Đây sẽ là một bài toán đau đầu cho ngành thể thao sau Olympic Tokyo 2021 và hướng đến Olympic Paris 2024.

Đương nhiên, sẽ phải vào chu kỳ phát triển mới trong đó có việc tìm ra nguồn VĐV đủ mạnh để có thể tranh chấp HCV, bắt đầu từ những tấm HCV SEA Games, và tấm vé dự Olympic. 

Xét cho cùng, tương lai của thể thao Việt Nam tại các đấu trường quốc tế vẫn sẽ bảo đảm nếu có những sự đầu tư mạnh mẽ ngay từ sau kỳ Olympic này. Bởi lẽ, những điểm sáng của các VĐV trẻ nước nhà đâu đó vẫn còn le lói ngay tại kỳ Olympic 2021.

Việc chúng ta cần làm là phải thực sự đầu tư một cách bài bản cho các "sao mai" và đứng lên ngay sau thất bại này tại Tokyo 2021.

Còn nếu không, âu là phải mất thời gian dài để có thể tranh chấp sòng phẳng các nền thể thao khác như Thái Lan, Singapore tại SEA Games hay có nhiều hơn 1 suất giành vé trực tiếp tham dự Olympic.

VĐV người dân tộc H-mông 'tạo nên kỳ tích', giành HCV Olympic 2021

Theo dõi Thethao247 trên
Bảng tổng sắp
huy chương Olympic 2024
TT Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng
1 Mỹ 40 44 42 126
2 Trung Quốc 40 27 24 91
3 Nhật Bản 20 12 13 45
4 Úc 18 19 17 54
5      
35 Philippines 2 0 2 4
37 Indonesia 2 0 1 3
44 Thái Lan 1 3 2 6
80 Malaysia 0 0 2 2
? Việt Nam 0 0 0 0
Tin liên quan